Hotline: 0916539439 Email: hotro@vicosap.vn

Thế nào là định vị thương hiệu, hiểu đúng làm đúng!

Ngày đăng: 14:51 PM, 21/05/2024 - Lượt xem: 601

Định vị thương hiệu là một thuật ngữ tiếp thị đề cập đến giá trị riêng mà thương hiệu thể hiện trước khách hàng của mình. Tuyên bố định vị thương hiệu là một tài liệu xác định cách một công ty truyền đạt giá trị mà thương hiệu của họ mang lại cho nhóm khách hàng mục tiêu

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là giá trị riêng mà thương hiệu thể hiện trước khách hàng của mình. Đây chính là chiến lược tiếp thịmà các thương hiệu xây dựng để thiết lập bản sắc thương hiệu riêng, đồng thời truyền tải đề xuất giá trị, thôi thúc khách hàng chọn mua sản phẩm của họ thay vì từ một thương hiệu khác. Ngoài ra, định vị thương hiệu còn được áp dụng khi một công ty muốn tự định vị mình theo một cách nhất định nhằm thúc đẩy khách hàng tạo dựng mối liên kết giữa thương hiệu và đề xuất giá trị của thương hiệu đó.

Dễ hiểu hơn là khi bạn nhắc đến quả táo cắn dở thì bạn sẽ nghĩ ngay đến Thương Hiệu “Apple” nghĩ ngay điện thoại iPhone,….

Trong quá trình kinh doanh sau này, một thương hiệu đã được định vị vững vàng trong tâm trí khách hàng thường dễ dàng mở rộng quy mô, phân khúc sản phẩm hơn. Và khi đó, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí truyền thông nhưng vẫn có được sự uy tín nhất định trên thị trường.

4 nguyên tắc xây dựng thuộc tính thương hiệu trong chiến lược định vị

Xây dựng Chiến Lược Định Vị

Chiến lược dựa vào chất lượng

Đây được xem là chiến lược cơ bản tạo nên vị thế lâu dài và bền bỉ cho thương hiệu. Theo đó, để thực hiện, shop cần phải tập trung đầu tư trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy sẽ mất khá nhiều thời gian để khách hàng kiểm định và tin tưởng chất lượng sản phẩm, nhưng một khi đã chinh phục được khách hàng, định vị đúng giá trị của sản phẩm thì thương hiệu của shop sẽ phát triển lâu dài. Ví dụ, thương hiệu Sony định vị thương hiệu theo hướng chất lượng với các sản phẩm ra đời đều có độ bền cao, đồng thời tuân theo tôn chỉ “sản phẩm cần có chất lượng từ trong ra ngoài”. 

Định vị dựa vào giá trị

Giá trị được hiểu là những điều mà thương hiệu có thể mang lại cho khách hàng, so với những điều mà họ muốn bỏ ra. Chính những điều “vượt hơn” những mong đợi của khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy hài lòng và tạo sự gắn kết với thương hiệu. Điển hình như các thương hiệu giày nổi tiếng như Adidas, Nike, New Balance,... bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu đi lại và tính thời trang, các thương hiệu này mang lại cho khách hàng cảm giác của sự sang trọng và thời thượng. 

Chiến lược dựa vào cảm xúc

Đây là một trong các chiến lược định vị thương hiệu đặc biệt, có thể mang lại hiệu quả cao. Bởi nó đánh mạnh vào cảm xúc, tâm trí của khách hàng thông qua nhu cầu, tâm lý mua sắm, sở thích,... của họ.  

Chiến lược dựa vào vấn đề, giải pháp

Mô hình định vị thương hiệu này dựa trên việc nhắc đến các vấn đề khách hàng thường gặp phải, sau đó đưa ra các giải pháp thông qua điểm mạnh của sản phẩm/dịch vụ. Đây là phương pháp phù hợp với các ngành hàng như giải pháp số, dược phẩm, da liễu (spa, trị mụn,...), bảo hiểm, dịch vụ tài chính,... Tuy nhiên, nếu thương hiệu quyết định thực hiện chiến lược này thì đòi hỏi phải cập nhật liên tục nhu cầu của khách hàng, cũng như cải tiến sản phẩm phù hợp với các yêu cầu đó. 

Định vị thương hiệu dựa vào tính năng

Tính năng trong sản phẩm là những yếu tố thường được sử dụng triệt để trong việc định vị thương hiệu. Bởi các tính năng được phát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tạo sự tò mò của khách hàng, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Tuy nhiên, kế hoạch định vị thương hiệu này có thể bị ảnh hưởng nếu trên thị trường có sản phẩm/dịch vụ có các tính năng tương tự hoặc hoàn thiện hơn so với shop. 

Chiến lược dựa vào đối thủ

Để thực hiện chiến lược định vị thương hiệu này đòi hỏi shop phải phân tích được đối thủ cạnh tranh thông qua điểm mạnh - điểm yếu trong sản phẩm, hiệu quả tiếp thị, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của họ,... Từ những phân tích này, shop tập trung vào các điểm mạnh của thương hiệu mà đối thủ không có, nhờ đó tạo nên sự khác biệt thu hút khách hàng. Tuy nhiên đây không phải là cách định dạng thương hiệu tối ưu nhất, bởi nếu quá lạm dụng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu do khách hàng sẽ đánh giá shop đang hạ thấp đối thủ. 

Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mong ước

Xây dựng định vị thương hiệu bằng cách khơi gợi mong ước được sở hữu sản phẩm của khách hàng. Nhờ đó sản phẩm có thể tạo được những dấu ấn trong tâm trí khách hàng, đồng thời tạo nên động lực để họ ra quyết định mua sắm. Chiến lược này thường được thực hiện cho các sản phẩm đặc biệt hoặc hàng giới hạn. Ví dụ đặc trưng nhất cho chiến lược này là các sản phẩm album giới hạn của các ca sĩ nổi tiếng. 

Định vị thương hiệu dựa vào công dụng

Đây là phương pháp phù hợp với những sản phẩm mang tính ứng dụng cao, dễ dàng áp dụng và  nhận được lòng tin từ khách hàng. Đặc biệt, chiến lược này nếu được kết hợp cùng với chiến lược dựa vào chất lượng sẽ mang đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, shop nên lưu ý rằng, nếu đối thủ cạnh tranh thực hiện theo và có những đột phá mới mẻ hơn thì thương hiệu của shop có thể bị ảnh hưởng.   

Chiến lược dựa vào trải nghiệm mua hàng

Khi kinh doanh online, việc tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Bởi đây là điều có thể ảnh hưởng đến quyết định chốt đơn và quay lại mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, những trải nghiệm mua hàng hài lòng của khách hàng cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những người khác. Do đó, chiến lược trải nghiệm mua hàng là việc tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của shop, đồng thời tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp của hai bên. 

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu

Với 89% nhà quản trị thương hiệu quan tâm tới việc xây dựng và định vị thương hiệu dựa trên trải nghiệm của khách hàng, và 77% nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B thừa nhận thương hiệu là thứ tối thượng để phát triển, chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của Brand Positioning đối với các doanh nghiệp.

9 phương pháp & 5 bước định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

Dưới đây là 4 khía cạnh có thể khẳng định sự không thể tách rời giữa định vị thương hiệu và sự sống còn của doanh nghiệp:

  • Sự phân hóa của thị trường: Ngày nay, sự khác biệt của mỗi thương hiệu quyết định sự sống còn của nó trên thị trường. Nếu đi dạo trước một rừng những thương hiệu giống nhau, bạn biết lựa chọn mặt hàng nào đây? Sự khôn ngoan của các doanh nghiệp là biết tách rời mình khỏi những sản phẩm na ná giống nhau, định hướng một đối tượng khách hàng ngách, và phát triển thương hiệu theo hướng đi đó.
  • Nhận biết hành vi mua hàng: Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ. Bằng việc đưa ra những câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp tự khắc xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.
  • Giữ vững giá trị thương hiệu: Thay vì nhảy vào cuộc chiến về giá không hồi kết, doanh nghiệp có quyền thiết lập mức giá hợp lý, giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu và khiến khách hàng mua sản phẩm của họ “vô điều kiện”.
  • Truyền đạt thông điệp: Một chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing không định vị.

Sưu tầm

Ăn sữa chua có giảm cân không?

Ăn sữa chua có giảm cân không?

10:05 AM, 25/03/2024 843
Giảm cân bằng sữa chua có thể xem là phương pháp hiệu quả, an toàn và được nhiều người yêu thích. Thành phần sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hoạt động trao đổi chất, hạn chế thèm ăn và đào thải mỡ thừa.
Dinh dưỡng cho mẹ và bé - tất tần tật những điều mẹ cần biết

Dinh dưỡng cho mẹ và bé - tất tần tật những điều mẹ cần biết

08:49 AM, 22/02/2024 1088
Dinh dưỡng cho mẹ và bé ở mỗi giai đoạn sẽ cần lượng và chất khác nhau. Đây là kiến thức vô cùng quan trọng mà bất cứ chị em nào cũng đều phải tìm hiểu kỹ trước khi mang thai.
Lượng calo cần thiết trong 1 ngày là bao nhiêu?

Lượng calo cần thiết trong 1 ngày là bao nhiêu?

03:04 AM, 16/12/2023 1118
Một phụ nữ trưởng thành có cân nặng trung bình cần ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng và 1.500 calo mỗi ngày để giảm một pound cân nặng mỗi tuần.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa

Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Lịch sử và ý nghĩa

08:33 AM, 24/04/2024 916
Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
OCOP 5 SAO