Hotline: 0916539439 Email: hotro@vicosap.vn

DỪA SÁP CÓ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG GÌ?

Ngày đăng: 05:13 AM, 24/10/2022 - Lượt xem: 1.7k

Dừa sáp - một giống dừa mọc tự nhiên, có sự phát triển khác thường so với những loại dừa khác. Có nhiều chất dinh dưỡng, giá trị từ dừa sáp mang lại khá cao.

DỪA SÁP CÓ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG  GÌ?

 

Dừa sáp - một giống dừa mọc tự nhiên, có sự phát triển khác thường so với những loại dừa khác. Có nhiều chất dinh dưỡng, giá trị từ dừa sáp mang lại khá cao.

 

 

 Dừa sáp là gì?

 

Dừa sáp là loại dừa đặt biệt, có tên gọi là Macapuno xuất xứ ban đầu từ Philippines và sau đó là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương.

 

 

Dừa sáp có mặt tại Việt Nam là nhờ một nhà sư người Khmer ở Trà Vinh sang Campuchia tu hành, khi về mang theo giống dừa này trồng tại huyện Cầu Kè và phát triển cho đến ngày nay.

 

Dừa sáp có phần thịt mềm trong mờ giống như thạch, cơm dày đặc với ít hoặc không có nước dừa.

 

 Xem thêm: Dừa sáp là gì? Công dụng của Dừa sáp đối với sức khoẻ

Đặc điểm nổi bật

Về hình thái (thân,rễ,cành,lá) dừa sáp cũng giống như dừa bình thường. Căn cứ hình dạng, màu sắc trái tại Trà Vinh hiện có tới năm giống dừa sáp: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng.

 

 

Dừa sáp rất kén đất, khó trồng nên không được để giống nhiều, phần lớn do tự thụ phấn chéo để hình thành nên các đời con sau này.  Hơn nữa, khác với dừa bình thường, mỗi vụ dừa sáp cho ra số lượng quả rất ít và thậm chí còn có những quả bị đột biến gen nên không được quả chất lượng.  

 

Trong dừa sáp chứa đến 92% đường sucrose - một loại đường cần thiết mỗi ngày mà cơ thể con người cần hấp thụ. Dừa sáp cũng chứa nhiều axit amin hỗ trợ quá trình sinh hóa của cơ thể, ngoài ra còn dừa sáp cũng chứa hàm lượng lipid nhất định, axit citric,... mà những chất này ít có trong quả dừa bình thường. Tất cả những đặc tính này tạo nên một hương vị đặc trưng của Dừa Sáp.

 

Dừa sáp được chia làm 3  loại (I,II,III) dựa theo mức độ chất lượng về cơm dừa và độ sệt.

 

Xem thêm: Dừa sáp được trồng phổ biến ở đâu? Và giá trị của trái dừa sáp

Thực tế

 

Dừa sáp ngày càng được nhiều người để mắt đến, thậm chí có những người sẵn lòng chi trả một khoảng không nhỏ để thưởng thức loại trái có giá trị này.

Dừa sáp có thể chế biến được nhiều món ngon, dùng trong chế biến bánh, kẹo và đồ uống,... Với hương vị đặc trưng, giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế mang lại nên giá thành của dừa sáp cũng không như dừa thường, nó đã trở thành loại dừa có giá đắt nhất Việt Nam (chủ yếu do sản lượng cung cấp thấp). Trà Vinh, tỉnh duy nhất trồng dừa sáp chỉ có thể cung cấp khoảng 10 ngàn trái/năm, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách mua dùng thử.

 

 

 

 

 

 

 Nguồn: Sưu tầm

 

CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN DỪA SÁP CẦU KÈ

 

Trừ Trà Vinh, không đâu ở Việt Nam có loại đặc sản độc lạ đặc ruột giá cao chót vót không có để bán

Trừ Trà Vinh, không đâu ở Việt Nam có loại đặc sản độc lạ đặc ruột giá cao chót vót không có để bán

11:47 AM, 04/07/2022 1572
Những năm gần đây, dừa sáp nổi lên như một loại nông sản độc lạ, giá cao chót vót, gấp hàng chục lần dừa thường.
Cách ăn dừa sáp đúng

Cách ăn dừa sáp đúng "chuẩn"

02:06 AM, 18/01/2023 1964
Dừa sáp (dừa đặc ruột) có tên khoa học là Macapuno, do phù hợp với khí hậu miền Nam đặc biệt là ở Trà Vinh nên dừa sáp đã trở thành loại trái cây đặc sản của vùng đất này.
Ý nghĩa của dừa sáp khi được chọn làm quà tặng

Ý nghĩa của dừa sáp khi được chọn làm quà tặng

10:15 AM, 18/01/2024 1972
Dừa sáp là loại dừa quý hiếm, với tên gọi trân quý là “vàng trắng” của vùng Trà Vinh. Là loại dừa nước không dùng để uống, cơm dừa cũng dày gấp chục lần trái dừa bình thường.
Nguồn Gốc và Giá Trị Văn Hóa của Kẹo Dừa Sáp

Nguồn Gốc và Giá Trị Văn Hóa của Kẹo Dừa Sáp

12:50 PM, 29/08/2024 536
Kẹo dừa sáp không chỉ là một món ăn vặt phổ biến mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Trà Vinh, Việt Nam. Với hương vị ngọt ngào, thơm ngon cùng hình thức hấp dẫn, kẹo dừa sáp đã trở thành biểu tượng văn hóa, thu hút du khách và người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
OCOP 5 SAO